Trang chủ»Giáo dục

Giáo dục

Bước chuyển tiếp từ trung học lên đại học

Thông thường, học sinh sẽ tiếp tục học đại học ngay sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông. Tuy nhiên, có nhiều học sinh không đăng ký vô đại học ngay mà đợi đến vài năm sau. Cả hai nhóm đều có điểm chung: họ bước chân vào đại học dựa trên kinh nghiệm trung học.

Môi trường học tập trung học phổ thông và đại học khác biệt rất lớn và sinh viên mới cần phải điều chỉnh để thích nghi.

1. Môi trường học tập

Thời gian lên lớp

  • Trong một năm, lớp học trung học phổ thông có khoảng 145 giờ (tương đương với một học kỳ ở đại học)
  • Trong một học kỳ, lớp học đại học có khoảng 45 giờ
  • Sinh viên đại học phải có tối thiểu 100 giờ dành cho việc học, đọc và làm bài tập ngoài giờ học

Cơ cấu lớp học

  • Giáo sư chủ yếu hướng dẫn thông qua bài giảng
  • Sinh viên ít lên lớp và lớp học có ít giờ hơn mỗi tuần
  • Các cuộc thảo luận trong lớp thường đưa ra câu hỏi thay vì trả lời các câu hỏi trong sách
  • Việc có mặt hay vắng mặt không phải là vấn đề quan trọng
  • Sinh viên chọn thời khóa biểu cho riêng mình và có nhiều thời gian hơn giữa các lớp học

Môi trường đại học

  • Môi trường đại học thường có nhiều học viên hơn môi trường trung học
  • Có nhiều phiền nhiễu xã hội hơn

Hoạt động và bài tập

  • Phải đọc nhiều tài liệu để hiểu thêm về bài giảng
  • Có rất ít hoặc không có bài tập thực hành
  • Giảng viên chú trọng hơn vào việc hiểu và nắm bắt lý thuyết
  • Sử dụng thư viện đem lại hiệu quả cực kỳ cao

2.  Điểm số và kiểm tra

 Điểm số

  • Để đạt điểm cao, sinh viên phải nỗ lực rất nhiều trong việc hoàn thành các bài tập khó
  • Chỉ cần hoàn thành một số bài tập trọng yếu, sinh viên sẽ đạt điểm khá
  • Một số lớp học chỉ có hai hoặc ba cột điểm
  • Giảng viên thường không giám sát tiến trình học tập của từng sinh viên

Kiểm tra

  • Bài kiểm tra có thể sử dụng nhiều câu hỏi khác nhau
  • Hình thức kiểm tra tự luận rất phổ biến ở đại học
  • Bài giảng và bài đọc chứa một lượng thông tin vô cùng lớn, vì vậy việc dự đoán các câu hỏi sẽ ra kiểm tra trở nên khó khăn hơn
  • Bài thi có tính toàn diện cao vì có ít bài kiểm tra nhỏ trong quá trình học

3. Phương pháp học

Sinh viên đại học phải phát triển các chiến lược hiệu quả trong việc:

  • Đọc hiểu
  • Ghi chú
  • Xác định ý chính
  • Ghi chú sách giáo khoa
  • Tự ý thức trong việc học

Trách nhiệm

  • Giảng viên sẽ hiếm khi hướng dẫn cách tham khảo tài liệu
  • Giảng viên ít hướng dẫn trực tiếp với từng sinh viên và ít sử dụng dụng cụ hỗ trợ học tập
  • Sinh viên nên tự tìm kiếm thông tin bổ sung
  • Sinh viên phải tự nhận ra nhu cầu cần thiết và chủ động yêu cầu được hỗ trợ

4.  Mức độ hỗ trợ

  • Mối quan hệ với gia đình và bạn bè có nhiều thay đổi
  • Sinh viên ít khi bị phê bình
  • Sinh viên nhận được rất ít hướng dẫn

5.  Thành tích học tập

  • Tốc độ học tập diễn ra nhanh hơn với nhiều nhiệm vụ và bài tập hơn
  • Rất khó kiếm được điểm cao
  • Mức độ cạnh tranh trong học tập rất cao

Đình Phú
(Lược dịch)

SIU Review - số 131

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán