Hi-Tech

Mặt Trời nhân tạo lớn nhất thế giới

Chỉ cần một cái nhấn nút, các nhà khoa học ở Đức giờ đây đã có được “ánh sáng Mặt Trời” nhờ vào dự án mô phỏng Mặt Trời lớn nhất thế giới Synlight. Ánh sáng nhân tạo được tạo ra từ 149 bóng đèn hồ quang ngắn và đã được thử nghiệm tại Trung tâm Không gian Đức (DLR) gần Cologne.

Các nhà nghiên cứu cho biết mục đích của thí nghiệm là cải tiến quy trình sản xuất nhiên liệu năng lượng Mặt Trời bao gồm cả hydro. Đây được tin là nguồn năng lượng tái tạo quan trọng trong tương lai.

Synlight có thể tạo ra ánh sáng có cường độ gấp 10.000 lần bức xạ Mặt Trời trên bề mặt Trái Đất, trong khi nhiệt độ tại điểm mục tiêu của đèn có thể đạt đến 3.000°C. Các nhà nghiên cứu tận dụng nhiệt độ khắc nghiệt này để sản xuất nhiên liệu. Một điểm thuận lợi là nó không phụ thuộc vào điều kiện thời tiết nên các nhà nghiên cứu hy vọng “Mặt Trời nhân tạo” này sẽ mang lại những thành tụ lớn hơn trong việc sản xuất nhiên liệu Mặt Trời.



Kỹ sư đang thay bóng đèn

Bộ trưởng môi trường Đức - ông Johannes Remmel cho biết mở rộng công nghệ năng lượng đang tồn tại là rất cần thiết trong nỗ lực đạt được các mục tiêu về năng lượng tái tạo. Ông cho biết thêm quá trình chuyển đổi năng lượng sẽ gặp nhiều khó khăn nếu không tiếp tục đầu tư vào nghiên cứu sáng tạo như dự án “Mặt Trời nhân tạo”.



“Mặt Trời nhân tạo” có thể tạo ra ánh sáng có cường độ gấp 10.000 lần ánh sáng Mặt Trời

Hy-đrô được xem là nhiên liệu của tương lai vì nó không sản xuất CO2. Karsten Lemmer, thành viên của Hội đồng DLR, cho biết nhiên liệu, chất nổ đẩy và các chất dễ cháy sử dụng năng lượng Mặt Trời có tiềm năng lưu trữ lâu dài, sản xuất nguyên liệu hóa học thô và giảm thải CO2. Dự án Synlight sẽ góp phần không nhỏ trong lĩnh vực năng lượng này.

Ngoài ra, công nghệ này còn có thể là tương lai của ngành giao thông với hệ thống giao thông siêu tốc đã được xây dựng ở sa mạc Nevada.

Đình Phú
(Lược dịch)

SIU Review - số 131

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán