Hi-Tech

Những phát minh công nghệ mang đến sự đổi mới trong lĩnh vực kinh doanh

Vì bận rộn với việc điều hành doanh nghiệp nên có thể bạn sẽ gặp khó khăn trong việc cập nhật và nắm bắt được tất cả những cải tiến công nghệ mới mẽ. Tuy nhiên, những năm gần đây, khoa học công nghệ đã có những bước phát triển mạnh mẽ giúp các doanh nghiệp cải thiện năng suất kinh doanh, cắt giảm chi phí và tăng lợi nhuận.

1. Phần mềm nơi làm việc ảo

Không chỉ tạo ra không gian văn phòng đắt đỏ mà còn giúp cho các thành viên trong công ty có thể kết nối với nhau trên toàn cầu. Với những chương trình như Slack và Zoom, các thành viên và đội nhóm kinh doanh trong công ty có thể tổ chức các cuộc họp video bất cứ khi nào họ muốn. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn có thể sử dụng những phần mềm như Basecamp và Trello để theo dõi các chiến dịch kinh doanh của mình. Bằng cách lựa chọn những công nghệ phù hợp, bạn có thể làm việc hiệu quả cùng nhau dù đang ở bất cứ nơi đâu. 

2. Phần mềm quản lý phương tiện truyền thông xã hội

Các phương tiện truyền thông xã hội thực sự rất hữa ích đối với các doanh nghiệp nhưng việc quản lý Twitter, LinkedIn, Facebook và Instagram có thể mất rất nhiều thời gian quý báu. Những phần mềm quản lý như Hootsuite cho phép bạn quản lý toàn bộ công việc cùng một lúc, tiết kiệm thời gian và linh hoạt tại những thời điểm khó khăn.

3. Công nghệ in 3D

Nếu bắt kịp sự phát triển của công nghệ in 3D, các doanh nghiệp nhỏ sẽ gặt hái được nhiều thành công hơn. Công nghệ 3D rất hữu ích cho các doanh nghiệp từ việc sản xuất những phụ tùng thay thế cho đến việc cung cấp các dịch vụ cá nhân có yêu cầu cao. Công nghệ in 3D có thể thay đổi chiến lược kinh doanh của bạn.



4. Phần mềm quản lý rủi ro

Công nghệ thông minh sẽ giúp bạn xác định những khách hàng đáng tin để giao dịch hoặc kiểm tra xem những ai có quyền truy cập vào dữ liệu của mình. Phần mềm BehavioSec sẽ phân tích cách đánh máy của nhân viên và sử dụng con chuột nếu có sau đó cảnh báo bạn nếu có ai đó truy cập vào dữ liệu. Trong khi đó phần mềm Duedil sẽ cung cấp cho bạn tiêu chuẩn để đánh giá khả năng thanh toàn của những công ty đối tác.    

5. Hệ thống thông tin liên lạc

Cho dù đó là Skype, Facetime hay một dịch vụ VOIP đầy đủ, hệ thống thông tin liên lạc trên internet sẽ giúp các doanh nghiệp cắt giảm chi phí - đặc biệt là đối với các nhóm làm việc tại các địa điểm xa xôi. Những hệ thống thông tin liên lạc này không đòi hỏi người dùng phải đầu tư vào phần cứng và có thể sử dụng các ứng dụng để đồng bộ hóa thông tin liên lạc với các hệ thống điện thoại văn phòng. Một số hệ thống mới thậm chí còn cung cấp cuộc gọi màn hình tiên tiến, chuyển tiếp và tích hợp với các phần mềm văn phòng.

Đình Phú
(Lược dịch)

SIU Review - số 131

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán