Trang chủ»Văn học - Nghệ thuật»Mỹ thuật (kiến trúc)

Mỹ thuật (kiến trúc)

Những đường hầm lớn nhất thế giới

Năm 2014 đánh dấu sự kiện 20 năm mở đường hầm Channel nối Pháp với Vương quốc Anh và kỷ niệm 50 năm bản hợp đồng dẫn tới sự ra đời của đường hầm này.

Để đánh dấu sự kiện đặc biệt này, hãy cùng điểm qua một số đường hầm lớn nhất thế giới.

Đường hầm Channel (Anh và Pháp)



Nối Anh với lục địa châu Âu (có lối vào/lối ra ở Folkestone, Kent và Pas-de-Calais miền Bắc nước Pháp), đường hầm có phần ngầm dưới biển dài nhất thế giới với 37,9km (23,5 dặm).

Mặc dù là một công trình lớn của thời hiện đại, ý tưởng xây dựng đường hầm lại không hề mới. Trước đó, kỹ sư người Pháp Albert Mathieu đề xuất một đường hầm dưới eo biển Anh vào năm 1802 trong kế hoạch xây dựng một hòn đảo nằm giữa kênh nhân tạo để làm nơi xe ngựa có thể dừng lại bảo trì.

Matt Sykes, chuyên gia đường hầm và giám đốc công ty kỹ thuật Arup nói: "Nó [đường hầm Channel] làm thay đổi địa lý châu Âu và giúp cùng cố thêm ý tưởng đường sắt cao tốc là phương án thay thế khả thi cho các đường bay ngắn"

Chiều dài: 50km (31 dặm)

Thông tin thêm: Mặc dù cả Anh lẫn Pháp cùng bắt tay nhau xây dựng đường hầm Channel, nhưng phía Anh có phần đường hầm dài hơn.

Đường hầm Laerdal (Aurland, Na Uy)



Đường hầm Laerdal ở Tây Na Uy là đường hầm dài nhất thế giới, chi phí xây dựng là 153 triệu USD, tương đương 6.250 USD mỗi mét.

Chiều dài của nó khiến các kỹ sư phải áp dụng nhiều ý tươngr thiết kế khác nhau để góp phần làm giảm bớt cảm giác chật chội và mệt mỏi cho các lái xe khi đi qua đường hầm mất đến 20 phút lái xe.

Chiều dài: 24,5km (15,2 dặm)

Thông tin thêm: Các kỹ sư thiết kế tách đường hầm thành các phần khác nhau để tạo ra ảo giác rằng tài xế đang đi qua một số đường hầm nhỏ thay vì một đường hầm lớn.

Tokyo Bay Aqua-Line (Tokyo)



Thoạt nhìn Aqua-Line Tokyo Bay có thể trông giống như một cây cầu nhưng thật ra nó chỉ là một phần nhỏ của toàn bộ cấu trúc bao gồm: cây cầu dài 4,4 km và một đường hầm dưới nước dài 9,6km. Tổng chiều dài của công trình này là 14km (8,7 dặm).

Aqua Line đi qua vịnh Tokyo và nối hai thành phố Kawasaki và Kisarazu với thời gian di chuyển giảm từ 90 phút xuống còn 15 phút.

Thông tin thêm: Người ta cho xây dựng phía trên Tokyo Bay Aqua-Line hòn đảo Umi-Hotaru, nơi nghỉ ngơi và mua sắm.

Đường hầm Eisenhower (Colorado)



Đường hầm Eisenhower, Colorado là một trong những đường hầm cao nhất, 3.401m (11.158 feet) so với mực nước biển tại điểm cao nhất trên hệ thống đường cao tốc liên bang Mỹ.

Chiều dài: 2,72km (1,7 dặm)

Thông tin thêm: Trước khi đường hầm mở cửa chính thức vào năm 1972, một tài xế say rượu cho rằng ông phải là người đầu tiên lái xe qua hầm, ông này sau đó bị bắt vì tội xâm nhập trái phép.

Đường hầm Spiralen (Drammen, Na Uy)



Đường hầm ấn tượng Spiralen, được xây dựng vào năm 1961, bao gồm sáu hình xoắn ốc dài 1.649m (5.413 feet).

Alun Thomas, người đứng đầu phần tư vấn kỹ thuật đường hầm tại Ramboll cho biết: "Dù là một quốc gia đắt đỏ, Na Uy lại xây dựng đường hầm với giá rẻ nhất,".

Chiều dài: 1,65km (1,02 dặm)

Thông tin thêm: Đường hầm dẫn đến một trong những điểm quan sát thành phố công nghiệp Drammen ngoạn mục nhất với thung lũng Drammen, một khu vườn bia, nhà hàng và bảo tàng ngoài trời.

SMART (Kuala Lumpur, Malaysia)



SMART, đường hầm dài nhất ở Malaysia, được xây dựng để giải quyết vấn đề lũ quét tại Kuala Lumpur.

SMART gồm ba phần, hai phần trên dành cho các phương tiện giao thông di chuyển, phần dưới cùng dùng để thoát nước mưa. Khi không có lũ, SMART đơn thuần là một đường hầm. Khi có lũ, nước mưa chảy vào phần thấp hơn của đường hầm trong khi phần trên cùng vẫn mở cửa phục vụ giao thông. Khi những cơn lũ lớn xảy ra, đường hầm đóng cửa, biến thành lối thoát để nước chảy qua.

Chiều dài: 9,7km (6,02 dặm)

Thông tin thêm: Đường hầm dự kiến ​​sẽ làm giảm thiểu hàng tỷ USD thiệt hại do lũ lụt và tắc nghẽn giao thông gây ra. Kể từ khi đường hầm đi vào hoạt động vào năm 2007, những vùng như Masjid Jamek, Dataran Merdeka, Leboh Ampang và Jalan Melaka không còn hứng chịu những trận lụt như trước đó.

Đường hầm Seikan (Nhật Bản)



Seikan là đường hầm xe lửa ở Nhật Bản, nhưng điều khiến nó góp mặt trong danh sách này là vì 23km đường hầm (14,2 dặm) nằm dưới mực nước biển 140m (460 feet).

Đó là đường hầm xe lửa dài nhất và sâu nhất thế giới, bắc qua eo biển Tsugaru, nối quận Aomori thuộc đảo Honshu đến đảo Hokkaido.

Đường hầm khởi công vào năm 1964 và hoàn thành vào năm 1988.

Chiều dài: 53km (32,9 dặm)

Thông tin thêm: Năm 1976, một công nhân xây dựng đụng phải một mảng đá mềm khiến nước chảy vào đường hầm với tốc độ 80 tấn/phút. Mất hai tháng để khắc phục sự rò rỉ kể trên.

Thùy Linh
Theo CNN Travel

SIU Review - số 131

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán