Trang chủ»Văn học - Nghệ thuật»Sân khấu & Điện ảnh

Sân khấu & Điện ảnh

Nhà hát cải lương giới thiệu những dự án mới

Nhà hát Trần Hữu Trang hợp tác cùng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP.HCM khởi động hai dự án để tổ chức những buổi biểu diễn cải lương tại thành phố và các tỉnh lân cận vào tháng 4/2021.



Nghệ sĩ của Nhà hát Trần Hữu Trang biểu diễn trên sân khấu - Ảnh: Nhà hát Trần Hữu Trang

Sự kiện của dự án đầu tiên sẽ là một loạt các vở cải lương nổi tiếng của hai nhà soạn giả hàng đầu là Trần Hữu Trang và Viễn Châu.

“Đời Cô Lựu”, một trong những vở cải lương đặc sắc, được sáng tác bởi soạn giả Trần Hữu Trang và được ra mắt lần đầu tiên vào những năm 1930, tác phẩm được trình diễn bởi những nghệ sĩ cải lương hàng đầu như Năm Châu, Phùng Há và Út Trà Ôn.

Vở cải lương phác họa chân dung của cô Lựu, một người phụ nữ miền Nam và những thách thức cùng nỗi đau của cô trong thời xã hội phong kiến.

Phiên bản mới của vở cải lương này hy vọng sẽ thu hút những nghệ sĩ trẻ của nhà hát như Võ Minh Lâm và Lê Tứ.

Dự án thứ hai sẽ giới thiệu buổi giao lưu về cuộc đời và sự nghiệp của hai soạn giả Trần Hữu Trang và Viễn Châu.

“Chúng tôi đã bắt đầu thực hiện hai dự án trên vào năm 2020. Nghệ sĩ của chúng tôi đang luyện tập cho buổi diễn đầu tiên vào ngày 1 tháng 4 năm 2021,” ông Phan Quốc Kiệt, giám đốc Nhà hát Trần Hữu Trang, cho biết.

“Soạn giả Trần Hữu Trang và Viễn Châu là những người tiên phong phác họa hình ảnh người phụ nữ là nhân vật chính trong những vở cải lương. Mặc dù đã qua đời nhưng những vở cải lương của họ vẫn sống mãi trong trái tim của khán giả Việt Nam, đặc biệt là người dân miền Nam,” ông Kiệt cho biết thêm.

Soạn giả Trần Hữu Trang sinh năm 1906 trong một gia đình nông dân ở Chợ Gạo, Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang).

Ông bắt đầu sự nghiệp chuyên nghiệp vào năm 1928, làm việc cho những gánh hát hàng đầu ở miền Nam. Vào những năm 1930, soạn giả Trần Hữu Trang ở đỉnh cao nghệ thuật và nổi tiếng với những vở cải lương như “Chuyện tình Lan và Điệp” và “Đi tìm hạnh phúc”.

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, ông tham gia kháng chiến và hoạt động tại Sài Gòn - Chợ Lớn. Ông từng là thành viên của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam.

Ông đã sáng tác hơn 30 tác phẩm khác nhau và chúng đều mang những nét đặc trưng của Việt Nam. Hầu hết các tác phẩm của ông đã được công nhận là những tác phẩm cải lương kinh điển và được nhiều thế hệ khác nhau trong và ngoài nước dàn dựng.

Ông mất năm 1966 trong một trận chiến đấu, và thi thể của ông chưa được tìm thấy. Để tưởng nhớ những đóng góp của ông, soạn giả Trần Hữu Trang đã được Chính phủ phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh vào năm 1996.

Nghệ sĩ Nhân dân Viễn Châu, tên thật là Huỳnh Trí Bá, ông sinh năm 1924 ở tỉnh Trà Vinh.

Ông được mệnh danh là “vua vọng cổ”. NSND. Viễn Châu đã viết 2.000 bài ca vọng cổ và hơn 70 kịch bản cải lương. Ông cũng biết chơi đàn tranh, vĩ cầm và ghi-ta.

Năm 2014, ông được trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba cho những đóng góp của mình trong việc phát triển Đờn ca tài tử, dòng nhạc dân tộc truyền thống của âm nhạc miền Nam.

Nhiều bài hát vọng cổ của ông trở nên thân thuộc đối với nhiều thế hệ người Việt Nam.

Ông cũng đào tạo nhiều nghệ sĩ cải lương gạo cội như nghệ sĩ Ngọc Giàu và Bạch Tuyết.

Ông qua đời tại nhà riêng ở TP.HCM vào năm 2016.

Vân Anh
(Lược dịch)

SIU Review - số 131

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán