Trang chủ»Kinh tế»Chứng khoán – Bất động sản

Chứng khoán – Bất động sản

Hy vọng doanh thu phục hồi sẽ giúp tình hình chứng khoán cuối năm khả quan hơn

Các nhà đầu tư hy vọng vào chút tin vui cuối năm nhằm giúp họ quên đi quý III của năm nay, khi tổng thiệt hại đạt 24 tỷ USD. Sự phục hồi doanh thu ở các doanh nghiệp có thể là tia sáng họ cần.



Ảnh: pixabay.com

Chỉ số MSCI World vừa công bố số liệu cho thấy chứng khoán thế giới sụt giảm quý thứ 3 liên tiếp - lần đầu tiên kể từ đợt khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008.

Mức giảm 7% xảy ra khi lạm phát vẫn còn còn, đồng đô-la tăng giá, và lãi suất khắp thế giới ngày càng lên cao, đe dọa bóp nghẹt đà phát triển kinh tế. Cùng lúc đó, giới phân tích cũng đã giảm kỳ vọng về lợi nhuận, hàng loạt các công ty Âu Mỹ - trong đó có cả ông đại ngành ô tô Ford - sớm cảnh báo về một quý III ảm đạm.

Song, cũng có ý kiến cho rằng tình hình như hiện tại đã chạm đáy và sẽ tạo đà cần thiết cho thị trường phục hồi lại mức tương đương 2 năm trước. Ron Saba, quản lý hồ sơ doanh nghiệp cấp cao tại Horizon Investments, cho biết: “Xét tình cảnh bi quan hiện tại, cộng với các đánh giá hợp lý, không quá khó thấy được rằng quý IV sắp tới là cơ hội giúp các nhà đầu tư thu lại một phần những tổn thất họ đã phải gánh chịu trong thời gian qua.”

Tuy không hẳn là chỉ dấu đáng tin cậy, các biến động thị trường chứng khoán trong quá khứ cho thấy quý IV sắp tới sẽ khởi sắc hơn. Trong quý IV của 20 năm trở lại, S&P500 luôn báo tăng, với mức trung bình là 4,1%, còn MSCI chỉ báo lỗ 3 trong số 20 kỳ. Tất nhiên, nói vậy không có nghĩa lần khởi sắc sắp tới sẽ xanh tốt bất ngờ, bởi hiện vẫn còn nhiều vấn đề cho thấy năm tài khóa 2022 là quãng thời gian ai nấy cũng đều muốn quên nhanh.

Một mặt, giá cả tăng cao khiến các doanh nghiệp khó lòng hút thêm lợi nhuận. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cũng thắt chặt các chính sách tiền tệ, trong khi nhiều ngân hàng trung ương chú trọng kiểm soát lạm phát bằng mọi giá. Đó là chưa kể đến tình hình bất ổn tại Ukraina, khủng hoảng năng lượng ở Châu Âu, và các chính sách kiểm soát nghiêm ngặt Covid-19 của Trung Quốc.

Hiệu ứng đồng đô-la

Các công ty Mỹ có nhiều chi nhánh ngoại quốc chịu nhiều rủi ro khi đô-la tăng giá. Doanh thu bèo bọt của Nike công bố cuối tháng 9 là minh chứng sống động. Những cơ quan nhập khẩu của Châu Âu và Anh lại phải chứng kiến đồng tiền khu vực mình rớt giá.

Việc các nhà phân tích hạ thấp kỳ vọng và phản ứng của thị trường trước cảnh báo sớm cho thấy “một số đã sẵn sàng tâm thế thất vọng và đã chuẩn bị kỹ cho tình huống tồi tệ này”. Đó là nhận xét của Etsy Dwek, trưởng ban đầu tư của Flowback SA.

Động thái thu hồi định hướng doanh thu của FedEx vào cuối tháng 9 đã dẫn đến đợt bán tháo lớn nhất trong 4 thập kỷ trở lại. Còn công ty mua bán xe cũ CarMax sụt 25% khi công bố báo cáo quý vừa rồi.

Chỉ số Citigroup cho thấy từ tháng 6/2022, kỳ vọng doanh thu giảm lúc nào cũng nhiều hơn số lượt kỳ vọng doanh thu tăng. Từ tháng 6-9/2022, dự báo doanh thu trong 12 tháng tới liên tục giảm qua mỗi tháng. Cả S&P500 và Stoxx 600 đều lao dốc từ 20% trở lên so với mức cao nhất gần đây.

Câu hỏi lớn đặt ra lúc này là mức giảm đó có đủ tạo đà cho đợt thu lợi nhuận sắp tới hay không. Các nhà chiến lược tại Goldman Sachs Group và BlackRock cảnh báo các ước đoán hiện tại vẫn quá cao và “chắc chắn sẽ còn phải giảm nhiều vào năm 2023”.

Song, nhiều người lại lạc quan hơn. Seema Shah, trưởng ban chiến lược tại Principal Global Investors, cho rằng: “Nhìn kinh tế Mỹ phục hồi như thế này, ta khó có thể cho rằng doanh thu sẽ tiếp tục èo ọt. Chúng ta cứ mải chú tâm vào định hướng doanh thu, vấn đề lãi biên, chi phí lương thưởng,… mà không để ý rằng phải tới quý đầu của năm sau, tình hình mới khởi sắc thực sự.”

Chuyên gia phân tích của Bloomberg Intelligence kỳ vọng doanh thu của S&P500 tăng 2,9% trong quý sau, chủ yếu là nhờ ngành năng lượng. Trong khi đó, tuy giới nhập khẩu tại Châu Âu chật vật vì đồng euro mất giá, giới xuất khẩu lại hưởng lợi. Manish Kabra, trưởng ban chiến lược vốn cổ phần Mỹ tại Societe Generale SA, nhận xét: “Y tế ở Châu Âu là ngành hưởng lợi nhiều nhất khi đồng đô-la tăng giá. Vụ trao đổi tuy đơn giản nhưng chắc chắn lúc nào cũng được chốt.”

Tâm trạng sầu não của các nhà đầu tư hiện tại cũng có thể là chỉ dấu cho thấy chứng khoán sẽ nhích lên ngắn hạn trong thời gian tới. Các nhà chiến lược của Sanford C. Bernstein nói tâm lý khách hàng hiện tại đã khiến nhiều nhà đầu tư mua vào và thị trường ảm đạm nhiều khả năng sẽ tăng một chút.

Sylvia Jablonski, Trưởng ban đầu tư của Defiance ETFs, phát biểu: “Tâm trạng của các nhà đầu tư hiện đang ở vào mức tồi tệ nhất lịch sử và giá trị các cổ phiếu nhìn chung tương đối rẻ, chỉ số VIX đang chạm trần và mọi người có vẻ bán những gì đang sở hữu mà không quan tâm lắm.” Yếu tố này cộng với xu hướng quý cuối “có thể dẫn đến sắc xanh cuối năm”, theo Jablonski.

Huỳnh Trọng Nhân
(Lược dịch)

SIU Review - số 131

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán