Trang chủ»Kinh tế»Những vấn đề kinh tế

Những vấn đề kinh tế

Theo Oxford Economics, GDP của Việt Nam sẽ tăng trưởng 8%

Sự tăng trưởng của nền kinh tế Đông Nam Á sẽ tăng trở lại, đạt 6,2% trong năm 2021 khi Việt Nam đạt mức tăng trưởng 8%, theo báo cáo triển vọng kinh tế gần đây từ Oxford Economics, được ủy quyền bởi cơ quan kế toán đặc quyền ICAEW.



Ảnh: vietnamnet.vn

GDP trên toàn khu vực giảm xuống 4,1% trong năm 2020 với những quốc gia đã kiểm soát đại dịch thành công như Việt Nam và Singapore dẫn đầu trong công cuộc phục phồi.

Thật vậy, Việt Nam được trông đợi là nền kinh tế duy nhất có sự phát triển tích cực trong năm 2020.

Sự phục hồi một phần là do hiệu ứng cơ bản (low-base effect) của năm 2020, nhưng các chính sách vẫn rất phù hợp với hỗ trợ tài khóa rộng rãi và lãi suất thấp.

Lệnh phong tỏa kéo dài và các biện pháp giãn cách xã hội trong khu vực được dự báo sẽ hạn chế sự tăng trưởng GDP toàn cầu trong năm 2021, khiến cho việc đạt mức GDP và hoạt động thương mại từ trước Covid-19 không có khả năng diễn ra trước cuối năm 2021.

Ở Đông Nam Á, tăng trưởng có thể sẽ bị hạn chế bởi giãn cách xã hội, nhưng lệnh giãn cách sẽ tiếp tục được nới lỏng trong năm nay, đặc biệt là ở các nền kinh tế có khả năng triển khai vắc-xin tương đối nhanh.

Sự phục hồi kinh tế vào năm 2021 vẫn phụ thuộc vào việc nới lỏng lệnh phong tỏa, đà phục hồi toàn cầu và hiệu quả của việc tiêm vắc-xin.

Đông Nam Á đã trải qua sự phục hồi ba tốc độ với sự khác biệt chủ yếu do sự thành công khác nhau của các quốc gia về khả năng ngăn chặn làn sóng lây nhiễm mới và thực hiện các chiến lược phong tỏa để mở cửa lại nền kinh tế một cách an toàn và hỗ trợ chính sách tài khóa và tiền tệ.

Mark Billington, Giám đốc khu vực ICAEW tại Trung Quốc và Đông Nam Á, cho biết: “Mối bận tâm lớn nhất dành cho các nền kinh tế Đông Nam Á là ngăn chặn làn sóng lây nhiễm trong khi dần dần đưa các hoạt động xã hội và kinh tế quay trở lại với tốc độ ban đầu. Tính liên kết của nền kinh tế toàn cầu có nghĩa là các quốc gia sẽ phải làm việc cùng nhau để tăng cường các kế hoạch ứng phó đại dịch và giải quyết những thách thức kép trong việc nối lại các hoạt động kinh doanh trong khi vẫn giữ an toàn cho người dân.”

Mặc cho những tiên đoán về sự bật dậy của nền kinh tế trong năm 2021, vẫn còn tồn tại những bất ổn có thể ảnh hưởng tới quá trình phục hồi sau đại dịch, chẳng hạn như chậm tiến độ trong việc triển khai chương trình tiêm chủng mở rộng, làn sóng đại dịch thứ 2 trên toàn cầu kéo theo lệnh phong tỏa toàn cầu và khủng hoảng tài chính dẫn đến những tổn thất kinh tế lớn.

Lạc quan thay, những đột phá về vắc-xin và biện pháp kích thích hậu bầu cử Hoa Kỳ có thể thúc đẩy sự phục hồi trong tương lai gần và tránh được tổn thất trong tương lai xa, báo cáo cho biết.

Vân Anh
(Lược dịch)

SIU Review - số 131

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán