Trang chủ»Toàn cảnh thế giới»Toàn cảnh thế giới

Toàn cảnh thế giới

Đạo luật nhà đất cho phép người dân Mông Cổ sở hữu đất thông qua giao dịch số

Trong phiên thảo luận chung hôm 17/11, Quốc hội Mông Cổ xem xét dự án sửa đổi Luật Đất đai cùng nhiều đạo luật liên quan.



Ảnh: theubpost.com

Kể từ khi ban hành năm 2003, Luật Đất đai đã được tu chỉnh 32 lần. Hiện tại, có hơn 60 luật và khoảng 200 quy định liên quan đến đất đai, khiến khung pháp lý có nhiều chỗ hổng cùng nhiều mâu thuẫn. Vì vậy, các nhà lập pháp tin một khung pháp lý mới, thống nhất hơn cần được đặt ra nhằm điều tiết các quan hệ sở hữu đất đai.

Theo dự luật mới, đất sẽ được phân phối theo các chính sách dài hạn, trung hạn, và ngắn hạn phục vụ sự phát triển của Mông Cổ. Các cơ quan bộ ngành và công dân có quyền nêu kiến nghị, đề xuất cho những văn bản hoạch định quản lý đất đai.

Bản thảo dự luật đảm bảo sự phối hợp giữa các ban ngành thuộc các khu vực khác nhau thông qua việc tích hợp quy trình hoạch định và đăng ký đất đai. Đạo luật sẽ bảo vệ quyền lợi pháp lý của công dân và pháp nhân sở hữu đất được nhà nước cấp phép. Ngoài ra, các hoạt động hành chính liên quan đất đai sẽ được tổ chức qua hệ thống điện tử nhanh gọn, minh bạch, dễ tiếp cận, theo ông S. Magnaibayar, Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Phát triển Đô thị.

Ông phát biểu: “Công dân và pháp nhân sẽ sở hữu và chuyển giao đất thông qua kênh giao dịch đất điện tử. Mọi người có thể chuyển nhượng đất cho một pháp nhân tại Mông Cổ có quyền sở hữu đất giới hạn. Bản thảo dự luật cũng đảm bảo đất thuộc sở hữu nhà nước tuân thủ Bộ luật Dân sự. Các chủ sở hữu đất dành cho nhà ở xã hội hay các công trình nhiều chủ sở hữu sẽ được cấp quyền sở hữu đất chung.”

Trong phiên thảo luận, đại biểu G. Ganbold phát biểu hiện người dân vẫn còn gặp nhiều trở ngại vì các chính quyền địa phương vẫn chưa cho phép thỏa thuận đất đai liên đới nhiều hơn hai bên. Ông còn bổ sung khoảng 23% các vụ kiện tụng tại tòa liên quan đến tranh chấp đất đai, đồng thời nhận xét các nhà soạn luật chưa chú trọng xử lý vấn đề này.

Nghị sĩ Tuvaan phát biểu: “Văn bản pháp luật quan trọng thứ hai sau Hiến pháp là Luật Đất đai. Nhưng cơ sở của bản thảo dự luật sửa đổi hiện vẫn chưa rõ ràng. Luật này sẽ được sửa đổi như thế nào? Liệu các chủ chăn nuôi, nông dân, và đại biểu các cộng đồng địa phương đã được hội ý hay chưa? Đó là chưa kể tỉnh Tuv, nơi mật độ dân số khá đông đúc, chuyên tranh chấp ranh giới với các tỉnh kế cận.”

Bộ trưởng Magnaisuren trả lời: “Chúng tôi phát hiện có khoảng 60 điểm trùng lắp, chồng chéo giữa các văn bản quy định về đất đai. Đó chính là lý do cho lần phát động sửa đổi Luật Đất đai này.”

Theo The UB Post

SIU Review - số 131

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán