Trang chủ»Khoa học - Công nghệ»Khoa học & Công nghệ thế giới

Khoa học & Công nghệ thế giới

Phi hành gia quốc tế sẽ được mời tham gia trong chuyến đổ bộ lên Mặt Trăng của NASA trong tương lai

NASA và Nhà Trắng cho biết phi hành gia quốc tế sẽ được mời tham gia trong chuyến đổ bộ lên Mặt Trăng trong tương lai.



Các thành viên phi hành đoàn Artemis II từ bên trái qua, Reid Wiseman, Victor Glover, Christina Hammock Koch, và Jeremy Hansen phát biểu trước báo chí ngoài Cánh Tây (West Wing) của Nhà Trắng ở Washington (ngày thứ Năm, 14/12/2023) sau cuộc họp với Tổng thống Joe Biden - Ảnh: ANDREW HARNIK

Cape Canaveral, Florida - Một phi hành gia quốc tế sẽ tham gia với các phi hành gia của Mỹ trên Mặt Trăng vào cuối thập kỷ này theo thỏa thuận được công bố bởi NASA và Nhà Trắng vào thứ Tư.

Báo chí đã đưa tin khi Phó tổng thống Kamala Harris chủ trì cuộc họp tại Washington của Hội đồng Không gian Quốc gia, cuộc họp lần thứ 3 dưới thời đương nhiệm của Tổng thống Biden.

Không có tin tức gì đề cập đến ai hay thậm chí quốc gia nào sẽ có phi hành gia quốc tế đại diện đặt chân lên Mặt Trăng. Nhà phát ngôn NASA cho biết các phi hành đoàn sẽ được giao nhiệm vụ đến gần hơn với sứ mệnh đặt chân lên Mặt Trăng và không có ràng buộc nào được đặt ra đối với các quốc gia khác.

NASA đã đưa các phi hành gia quốc tế tham gia các chuyến du hành vũ trụ trong nhiều thập kỷ. Phi hành gia người Canada-Jeremy Hansen sẽ bay xung quanh Mặt Trăng với 3 phi hành gia khác của Mỹ trong khoảng 1 năm kể từ bây giờ.

Một phi hành đoàn khác sẽ đảm nhiệm việc đáp xuống Mặt Trăng, đây sẽ là lần đầu tiên các phi hành gia đáp xuống Mặt Trăng sau hơn nửa thế kỷ. Việc này sẽ khó có thể xảy ra trước năm 2027, theo Cơ quan Thẩm định trách nhiệm của Chính phủ Hoa Kỳ (GAO).

Tất cả 12 người đi bộ lên Mặt Trăng trong suốt chương trình Apollo của NASA những năm thập niên 70-80 đều là công dân Mỹ. Chương trình khám phá Mặt Trăng mới của trạm không gian được đặt tên là Artemis - người chị song sinh của Apollo trong thần thoại Hy Lạp.

Việc bao gồm các thành viên quốc tế không chỉ là sự trân trọng sâu sắc mà còn thể hiện nhu cầu cấp bách của thế giới ngày nay. Hansen phát biểu với hội đồng.

Từ lâu NASA đã nhấn mạnh nhu cầu hợp tác quốc tế trong không gian, việc thành lập hiệp định Artemis với Bộ Ngoại giao Mỹ trong năm 2020 để thúc đẩy hành vi trách nhiệm không chỉ ở Mặt Trăng mà ở mọi nơi trên thế giới. Cho đến nay, đại diện của cả 33 quốc gia đều ký hiệp định dự kiến sẽ có mặt tại cuộc họp của hội đồng không gian ở Washington.

“Qua kinh nghiệm, chúng tôi biết rằng sự hợp tác trong lĩnh vực không gian mang lại hiệu quả,” Ngoại trưởng Antony Blinken cho biết, trích dẫn khi phát biểu về Kính viễn vọng Không gian Webb, một nỗ lực của Hoa Kỳ, Châu Âu và Canada.

Đáng chú ý với sự vắng mặt trong hiệp định Artemis: Nga và Trung Quốc là các quốc gia duy nhất ngoài Mỹ đưa công dân của mình vào Quỹ đạo. Nga là đối tác của NASA trong trạm không gian ISS, cùng với Châu Âu, Nhật Bản và Canada. Thậm chí vào đầu những năm thập niên 1990, các cơ quan không gian của Nga và Mỹ liên kết với nhau trong suốt chương trình tàu con thoi để đưa các phi hành gia của nhau tới trạm Mir quay quanh quỹ đạo trước đây của Nga.

Trong suốt cuộc họp vào thứ Tư, Harris cũng thông báo những chính sách mới để đảm bảo sử dụng an toàn không gian cũng như các công ty, quốc gia hướng đến không gian. Trong suốt các vấn đề mà Mỹ đang tìm hướng giải quyết: khủng hoảng thời tiết và gia tăng rác thải không gian xung quanh Trái Đất. Cuộc thử nghiệm tên lửa chống vệ tinh năm 2021 của Nga đã gây ra 1.500 mảnh vỡ có nguy hiểm tiềm tàng ngoài quỹ đạo và Blinken đã cùng những người khác tại cuộc họp kêu gọi tất cả các quốc gia chấm dứt các cuộc thử nghiệm hủy diệt như vậy.

Việt An
(Lược dịch)

SIU Review - số 131

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán